Cây thuốc nam nào trị polyp túi mật? Để tiêu polyp trong túi mật cần nhiều vị thuốc hay chỉ 1 vị? Tác dụng như thế nào? Phòng khám Đông Y Sơn Hà xin gửi tới bạn đọc tổng hợp những vị thuốc, cây thuốc thường sử dụng trong bài thuốc điều trị tiêu u, tiêu polyp để bạn đọc hiểu về cơ chế tác dụng cũng như những lưu ý cần phòng tránh trong quá trình sử dụng.

Phương pháp điều trị polyp túi mật bằng thuốc nam ngày càng được nhiều người quan tâm. Bởi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh không những hết polyp trong túi mật, mà còn tránh phải phẫu thuật cắt bỏ túi mât. Ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa polyp phát triển ở những vị trí khác.
Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam
Nền y học cổ truyền Việt Nam có một truyền thống và lịch sử lâu đời, phong phú.
Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá của đất nước với các phương pháp chế biến khác nhau và các dạng bào chế thích hợp dùng để phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên những lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh, đồng thời còn dựa vào hệ thống triết học cổ phương Đông, vận dụng vào y học cổ truyền như thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Tạng Tượng Kinh Lạc…tạo ra một hệ thống y lý phong phú, có sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam…
Phân biệt: “Thuốc Nam, Thuốc Bắc”
Thuốc Nam: Y học Cổ truyền Việt Nam còn gọi là thuốc Nam “hay thuốc ta” là một ngành y học thuộc Đông y với nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam thay vì từ Trung Hoa. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lý Quốc Sư, Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam nhân” – thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam).
Một đặc tính của thuốc Nam là nguyên liệu dùng những loại thảo mộc bản địa chứ không phải những dược chất xa lạ. Ngoài ra cách chế biến cũng chuộng cách dùng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc sấy khô chứ không nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ.
Thuốc Bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo Y học Cổ truyền Việt Nam. Ở Trung Quốc gọi thuốc này là Trung dược (中药 – zhōngyào), Hán dược (汉药, 漢藥), v.v… Thuốc Bắc được sử dụng rộng rãi ở các nước có ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và trong cộng đồng người Hoa.
Đánh giá tính hiệu quả điều trị bệnh bằng thuốc nam
Việc điều trị bệnh bằng thuốc Đông y nói chung, thuốc nam nói riêng dần được khẳng định với những kết quả lâm sàng cực kỳ tốt đẹp. Một số bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng thuốc Y học cổ truyền như: Sỏi thận. Trĩ. Các bệnh về cơ xương khớp. U xơ tiền liệt. U nang…thậm chí một số bệnh Y học hiện đại “bó tay”, nhưng y học cổ truyền vẫn có thể cứu chữa được như : Bệnh liệt dây thần kinh, liệt nửa người, liệt dây thần kinh vận nhãn…
Ưu điểm khi điều trị bẳng thuốc Đông y là ít tác dụng phụ. Hiệu quả lâu dài. Bởi bản chất chữa bệnh bằng thuốc Đông y lấy thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Tạng Tượng làm tiêu chí trong điều trị.
Nhược điểm: Thời gian điều trị thường lâu dài. Nếu phải điều trị bằng thuốc thang mất nhiều thời gian sắc thuốc.
Nguyên tắc chính điều trị polyp (khối u) bằng thuốc nam
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, Polyp là 1 dạng u. Nguyên nhân do mất cân bằng trong cơ thể về âm dương, khí huyết dẫn đến sự ứ đọng các năng lượng xấu gây hình thành khối u. Để tiêu khối u trong cơ thể, Y Học Cổ Truyền điều trị bằng thuốc uống (nội khoa). Tác dụng bài thuốc dựa vào 3 nguyên tắc chính:
Phù chính: Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Kích thích, hỗ trợ cơ thể sản sinh ra kháng thể tiêu diệt, ngăn chặn tế bào lạ.
Hành khí hoạt huyết giải độc: Nguyên nhân gây u theo đông y là do ăn uống sinh hoạt nhiều độc tố, khí huyết lại ứ trệ tích lại thành u. Hành khí hoạt huyết giải độc là tiêu trừ nguyên nhân sinh bệnh.
Nhuyễn kiên tán kết: Sử dụng các vị thuốc nhuyễn kiên nhằm bào mòn, bài trừ polyp, tiêu khối u. Đồng thời phòng và ngăn ngừa sự quá phát tế bào.
Những cây thuốc nam trị polyp túi mật các phòng khám hay dùng
Lưu ý: Tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về Y khoa. Tuyệt đối không được tự ý áp dụng các thông tin này để chẩn đoán và tự điều trị bệnh, nhất là với những người không thuộc ngành Y. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sỹ.
Bồ công anh (tên tiếng anh: Herba Lactucae indicae)
Tính vị, quy kinh
Cam, vi khổ, hàn. Vào các kinh can, vị.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 8 – 30 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa.
Kiêng kỵ
Các chứng âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ cấm dùng.

Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)
Thân non vuông, nhẹ, xốp, dài 20 – 50 cm, đường kính 0,1 – 0,3 cm, mặt ngoài màu nâu tím sẫm, có rãnh dọc và có lông trắng nhỏ. Lá nguyên có cuống ngắn, phiến hình mũi mác dài 4 – 6 cm, rộng 2 – 3 cm, mép có răng cưa, đầu lá thuôn nhọn, hai mặt lá màu lục sẫm, phần gân chính có phủ lông mịn. Cụm hoa là xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Dược liệu có mùi hăng, vị hơi mặn và sau hơi đắng.
Tính vị, qui kinh
Cam đạm, vi khổ, lương. Vào các kinh thận, bàng quang
Công năng, chủ trị
Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.
Cách dùng, liều dùng
Ngày 5 – 6 g, dạng hãm hoặc sắc.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)
Dược liệu có thân hình trụ thiết diện khoảng 0,2-0,3 cm, cắt ngắn thành đoạn 3-5 cm, phủ đầy lông mềm, ngắn, màu vàng. Chất hơi giòn, mặt bẻ lởm chởm. Lá đơn hay kép mọc so le, lá kép gồm 3 lá chét, tròn hoặc thuôn, đường kính 2-4 cm, đỉnh tròn, tù, gốc hình tim hoặc tù, mép nguyên, mặt trên màu lục hơi vàng hoặc màu lục xám, nhẵn; mặt dưới hơi trắng, có lông. Gân hình lông chim, cuống dài 1-2 cm, hai lá kèm hình mũi mác dài khoảng 0,8 cm. Mùi thơm.
Thành phần dưỡng chất có trong kim tiền thảo
Bao gồm: saponin triterpenic, polysaccharide, flavonoid và một số chất khác như lupcol, lupenon, axit stearic, desmodimin,…
Tính vị, quy kinh
Cam, hàm, lương. Quy vào các kinh can, đởm, thận, bàng quang.
Công năng, chủ trị
Thanh thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt lâm, thạch lâm, phù thũng, hoàng đản.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 15- 30 g. Dạng thuốc sắc.

Ô dược Chun
Cây gỗ cao tới 6m; nhánh không lông, lúc khô có màu đen. Lá mọc so le; phiến lá hình bầu dục dài 5 – 10cm, rộng 1,5 – 4cm, đầu chóp có đuôi, gân chính 3, không lông; cuống dài 1 – 1,5cm. Cụm hoa tán ở nách lá; cuống hoa dài 30mm; hoa cao 5 – 8mm.
Bộ phận dùng
Rễ – Radix Linderae, thường gọi Bạch giao mộc
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, hành khí chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng làm thuốc tiêu nhọt, chữa các vết thương do sét đánh, dao chém, đòn ngã ứ đau và chữa phong thấp đau nhức xương, dạ dày và ruột đầy trướng.
Liều dùng
12 – 20g khô, hoặc 20 – 40g tươi, sắc nước uống.
