Polyp đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Polyp đại tràng thường khiến người bệnh lo lắng, bất an. “Không biết liệu polyp đại tràng có phát triển thành ung thư đại tràng không? Làm gì để có thể ngăn polyp đại tràng phát triển?…”. Hiểu được tâm tư đó. Với kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị polyp đại tràng cho rất nhiều người. Chúng tôi hi vọng với bài viết dưới đây phần nào cung cấp cho quý bệnh nhân một số câu trả lời

Polyp đại tràng là gì?

Polyp đại Tràng là những tổn thương nhỏ có hình dạng như khối u, có cuống hoặc không có cuống. Do niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành trên bề mặt đại tràng. Hầu hết polyp đại tràng là những khối u lành tính nhưng nếu tiến triển, các polyp này có thể gây ra biến chứng như chảy máu, tắc ruột, thậm chí dẫn đến ung thư.

Hình ảnh Polyp đại tràng

hinh anh polyp dai trang
Hình ảnh Polyp đại tràng

Các loại polyp đại tràng

Polyp trong đại tràng có thể khác nhau về kích thước và số lượng. Có 2 loại polyp chính là polyp không tân sinh và polyp tân sinh.

polyp không tân sinh:
polyp tăng sản: thường là những khối tế bào lành tính, kích thước nhỏ.
Polyp viêm: thường là do sự tăng sinh lành tính của các tế bào viêm mãn tính.
Polyp hamartomatous là sự tăng trưởng của mô bình thường thành một khối u lành tính hoặc ung thư.

polyp tân sinh: (polyp neoplastic): Polyps tuyến (Adenomatous polyps): chủ yếu là tế bào tuyến lót bên trong ruột già, có nhiều khả năng sẽ phát triển thành ung thư (nghĩa là đang ở trạng thái tiền ung thư). Polyps tuyến thường được phân loại theo kich thước, hình dáng bên ngoài và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết. Theo một quy luật chung, polyps tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao.
Polyp răng cưa là một dạng tiến triển đặc biệt của polyp tuyến. polyp răng cưa có nguy cơ cao phát triển thành ung thư.

Nguyên nhân gây polyp đại tràng

Bình thường các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự. Đột biến ở một số gen nhất định có thể khiến các tế bào tiếp tục phân chia ngay cả khi các tế bào mới không cần thiết. Ở đại tràng và trực tràng, sự tăng trưởng không được kiểm soát này có thể khiến polyp hình thành. Cho đến nay vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra polyp đại tràng, nhưng polyp là do sự phát triển mô bất thường.

Ngoài ra có một số quan điểm trong việc giải thích nguyên nhân hình thành polyp như sau:

Lối sống:

Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ, có thể kể đến các yếu tố nguy cơ như sau: Chế độ ăn nhiều chất béo; Ăn nhiều thịt đỏ; Ăn ít chất xơ; Hút thuốc lá; Béo phì. Mặt khác dùng aspirin, các loại NSAIDs và chế độ ăn giàu calci có thể làm giảm bớt nguy cơ ung thư đại tràng.

Tuổi tác:

Ung thư đại trực tràng hiếm gặp trước tuổi 40. Có đến 90% các trường hợp xảy ra sau tuổi 50, tỉ lệ nam nữ bằng nhau, do đó nên khám tầm soát ung thư đại tràng khi đến tuổi 50 và thường thì phải mất khoảng 10 năm để một polyp nhỏ phát triển thành ung thư.

Yếu tố gia đình và di truyền:

Polyps và ung thư đại tràng thường xảy ra trong cùng một gia đình, điều này cho thấy nhân tố gia đình cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Tất cả các trường hợp polyp và ung thư đại trực tràng xảy ra trong gia đình cần phải báo với bác sĩ, nhất là khi ung thư xảy ra ở người trẻ, liên hệ huyết thống gần hoặc xảy ra ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình. Theo một quy tắc chung, nên tầm soát ung thư đại tràng sớm hơn nếu có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng trong gia đình.
Một số bệnh di truyền hiếm gặp có thể gây ung thư đại trực tràng sớm với tần suất cao. Một trong những bệnh này là đa polyp tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis – FAP) với rất nhiều polyps trong đại tràng. Một bệnh khác là Ung thư đại tràng di truyền không do polyp (Hereditary Non – Polyposis Colon Cancer – HNPCC) có gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng, thường khởi phát ở tuổi 20 – 30 nhưng lại không thấy có nhiều polyp. Các xét nghiệm về genes chỉ cần làm ở các gia đình có tần suất cao về ung thư đại trực tràng mà thôi.

Triệu chứng polyp đại tràng

Polyp đại tràng diễn tiến âm thầm và hầu như không có biểu hiện gì cụ thể. Một số triệu chứng xuất hiện có thể bao gồm:

  • Chảy máu từ trực tràng: Máu có thể dính trên đồ lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi cầu. Đây có thể là một dấu hiệu của polyp đại tràng hoặc ung thư hoặc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hay nứt hậu môn.
  • Thay đổi thói quen đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể chỉ ra sự hiện diện của một polyp to ở đại tràng. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi cầu.
  • Thay đổi màu phân: Máu có thể biểu hiện thành những vệt đỏ trong phân hoặc làm cho phân có màu đen. Một sự thay đổi về màu sắc cũng có thể gây ra bởi các loại thực phẩm, thuốc men.
  • Đau, buồn nôn hoặc nôn (hiếm): Một polyp đại tràng lớn có thể gây cản trở đường ruột của bạn, dẫn đến quặn đau bụng, buồn nôn và ói mửa (tắc ruột).
  • Thiếu máu: Chảy máu từ polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian mà không thể nhìn thấy máu trong phân của bạn. Chảy máu mạn tính gây thiếu sắt để sản xuất các chất cho phép hồng cầu mang oxy đến cơ thể của bạn (hemoglobin). Kết quả là thiếu máu do thiếu sắt, có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

Ai có nguy cơ mắc polyp đại tràng?

Mặc dù nguyên nhân cụ thể gây ra polyp đại tràng chưa được biết đến, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp đại tràng. Những yếu tố rủi ro này bao gồm:

  • Tuổi tác – trên 50 tuổi
  • Thừa cân
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh polyp hoặc ung thư ruột kết
  • Có polyp trong quá khứ
  • Có ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung trước 50 tuổi
  • Có một tình trạng viêm ảnh hưởng đến ruột kết, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Bị tiểu đường tuýp 2 không kiểm soát
  • Bị rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner

Các hành vi lối sống có thể đóng góp vào sự phát triển của polyp đại tràng bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Uống rượu thường xuyên
  • Có lối sống ít vận động
  • Ăn chế độ ăn nhiều chất béo

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng nếu bạn thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Thường xuyên dùng aspirin liều thấp và bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống của bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa polyp.

Làm thế nào chẩn đoán polyp đại tràng?

Polyp đại tràng có thể được phát hiện bằng những cách dưới đây:

  • Nội soi đại tràng. Trong thủ tục này, một máy ảnh được gắn vào một ống mỏng, linh hoạt được luồn qua hậu môn. Điều này cho phép bác sĩ của bạn để xem trực tràng và đại tràng. Nếu một polyp được tìm thấy, bác sĩ có thể loại bỏ nó ngay lập tức hoặc lấy mẫu mô để phân tích.
  • Soi đại tràng sigma. Phương pháp sàng lọc này tương tự như nội soi, nhưng nó chỉ có thể được sử dụng để xem trực tràng và đại tràng dưới. Nó không thể được sử dụng để lấy sinh thiết, hoặc một mẫu mô. Nếu bác sĩ của bạn phát hiện một polyp, bạn sẽ cần lên lịch nội soi để loại bỏ nó.
  • Sử dụng thuốc xổ bari. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ của bạn tiêm barium lỏng vào trực tràng của bạn và sau đó sử dụng tia X đặc biệt để chụp ảnh đại tràng. Barium làm cho đại tràng của bạn xuất hiện màu trắng trong hình ảnh. Vì polyp có màu tối, chúng dễ nhận biết so với màu trắng.
  • Chụp cắt lớp CT. Thủ tục này sử dụng CT scan để xây dựng hình ảnh của đại tràng và trực tràng. Sau khi quét, một máy tính kết hợp hình ảnh của đại tràng và trực tràng để tạo ra cả hai góc nhìn 2 và 3 chiều của khu vực. Nội soi CT đôi khi được gọi là nội soi ảo . Nó có thể hiển thị các mô sưng, khối, loét và polyp.
  • Kiểm tra phân. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một bộ xét nghiệm và hướng dẫn cung cấp mẫu phân. Bạn sẽ trả lại mẫu cho văn phòng bác sĩ để phân tích, đặc biệt là kiểm tra chảy máu vi thể. Xét nghiệm này sẽ cho thấy nếu bạn có máu trong phân, đó có thể là dấu hiệu của polyp.
polyp dai trang tren ket qua noi soi
Polyp đại tràng trên kết quả nội soi

Polyp đại tràng được điều trị như thế nào?

Phẫu thuật cắt polyp đại tràng

Nếu phát hiện bị polyp đại tràng nên tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp và tiến hành sinh thiết để kiểm tra. Nếu trường hợp polyp quá to không thể cắt bằng nội soi thì sẽ được xử lý bằng phương pháp phẫu thuật.

  • Các polyp nhỏ được cắt bằng dụng cụ y khoa luồn qua ống nội soi đại tràng.
  • Polyp lớn được cắt bằng một dụng cụ gọi là snare hoặc là đốt bằng điện.
  • Trường hợp polyp phát triển thành ung thư, thì quá trình điều trị còn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Nếu nguy cơ bị ung thư thấp thì không cần điều trị thêm, nếu ung thư đã xâm lấn gây ảnh hưởng đến ruột già thì sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
  • Phương pháp phẫu thuật thay thế: tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần ruột già và ghép đại tràng với ruột non.
    Đối với các polyp lớn khi cắt bỏ có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, chảy máu dữ dội gây tử vong, thủng đại tràng… Vì vậy, bạn nên tiến hành điều trị tại những cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị tốt, bác sĩ giỏi, bác sĩ có trình độ tay nghề và kinh nghiệm chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Một số lưu ý sau phẫu thuật cắt polyp

  • Tránh dùng các loại thuốc kháng đông máu như aspirin, ibuprofen, và naproxen trong 2 tuần sau cắt polyp.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy có biểu hiện đau và đi ngoài ra máu nhiều.
  • Cần tái khám để biết kết quả giải phẫu bệnh và được bác sĩ tham vấn về cách thức theo dõi polyp đại tràng trong thời gian về sau.
  • Theo dõi sau khi cắt: Polyp đại tràng là căn bệnh có khả năng tái phát cao, trong 3 năm đầu sau phẫu thuật khả năng lái phát lên đến 25 – 30%. Vì vậy, sau khi tiến hành điều trị, bệnh nhân nên đến bệnh viện nội soi kiểm tra.

Điều trị Polyp đại tràng không phẫu thuật

Theo đông y, có rất nhiều thảo dược có tác dụng giải độc tiêu viêm, kháng khuẩn, hoạt huyết tiêu u, nâng cao miễn dịch cơ thể không kém thuốc tây. Các thảo dược này kết hợp với nhau không chỉ giúp tan khối Polyp mà còn ngăn ngừa Polyp phát triển và tiến triển thành ung thư.
Với polyp, nguyên tắc điều trị theo Đông Y dựa trên các tiêu chí:

  • Chống viêm và đào thải các độc tố ra ngoài.
  • Tác động đến khối Polyp bằng phương pháp nhuyễn kiên tán kết (làm mềm khối cứng, tiêu kết tụ), hoạt huyết tiêu u (phá ứ tụ, làm tan khối u)
  • Nâng cao miễn dịch, sức đề kháng cơ thể để đối phó với mọi bệnh tật.

Xem: Bài thuốc chữa polyp đại tràng

Làm thế nào có thể ngăn chặn polyp đại tràng?

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của polyp đại tràng. Điều này bao gồm ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và thịt nạc.

Bạn cũng có thể ngăn ngừa polyp bằng cách tăng lượng vitamin D và canxi. Thực phẩm giàu vitamin D và canxi bao gồm:

Bông cải xanh
Sữa chua
Sữa
Phô mai
Trứng
Gan

Bạn có thể giảm thêm nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng bằng cách giảm lượng thức ăn giàu chất béo, thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn. Bỏ hút thuốc và tập thể dục thường xuyên cũng là những bước quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của polyp đại tràng.

Tổng kết:

Polyp đại tràng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng. Chúng thường được phát hiện trong các buổi kiểm tra đại tràng thông thường, chẳng hạn như nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma.

Lựa chọn tốt nhất của bạn để tìm hiểu xem bạn có polyp đại tràng hay không là kiểm tra đại tràng thường xuyên. Polyp đại tràng thường có thể được loại bỏ cùng lúc với thủ tục sàng lọc.

Mặc dù polyp thường lành tính, nhưng các bác sĩ thường loại bỏ chúng vì một số loại polyp sau này có thể phát triển thành ung thư. Loại bỏ polyp đại tràng có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết phát triển.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm thực phẩm giàu vitamin D, canxi và chất xơ, có thể làm giảm nguy cơ phát triển polyp đại tràng.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh polyp đại tràng và phương pháp điều trị bằng bài thuốc nam hãy gọi: 0989 116 118 hoặc 0977 95 8282 để được tư vấn.

Chia sẻ bài viết lên:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Tham gia bình luận.x